Trang

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

AN TOÀN XE NÂNG








AN TOÀN CẦU TRỤC



























QUY TRÌNH KIM ĐNH
KỸ THUẬT AN TOÀN- BÌNH CHỊU ÁP LỰC
QTKĐ 09 : 2008/BLĐTBXH
(Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008)
1.Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các bình chịu áp lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại bình chịu áp lực nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
- TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
- TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
- TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
- TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
- TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
- TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết.
3. Các bước kiểm định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau :
  1. Chuẩn bị kiểm định: Mục 3.1
  2. Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
  3. Kiểm tra bên ngoài: Mục 3.3
  4. Kiểm tra bên trong: Mục 3.4
  5. Kiểm tra  khả năng chịu áp lực: Mục 3.5
  6. Kiểm tra độ kín chỉ áp dụng đối với các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ: Mục 3.6
  7. Kiểm tra vận hành: Mục 3.7
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu.
Trước khi thực hiện việc khám xét: Các biện pháp an toàn phải được thực hiện, bình áp lực phải được vệ sinh; các cửa kiểm tra, cửa người chui (nếu có) phải được tháo rời, khi nghi ngờ tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của bình cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt đảm bảo cho việc khám xét trong ngoài; cơ sở phải cử người chứng kiến khám nghiệm
3.1. Chuẩn bị kiểm định
3.1.1. Thông báo cho cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi  đưa bình vào kiểm định.
3.1.2. Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi thực hiện kiểm định.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra cho quá trình kiểm định.
3.2. Kiểm tra hồ sơ
3.2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét về hồ sơ của bình.
3.2.1.1 Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Lý lịch của bình (gồm: các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn; tính toán sức bền các phần tử chịu áp lực; bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính; hướng dẫn vận hành bảo dưỡng sửa chữa…).
b. Hồ sơ xuất xưởng của bình (gồm:các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn; kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn; biên bản nghiệm thử xuất xưởng…).
c. Các biên bản kiểm định thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
d. Hồ sơ lắp đặt: chỉ áp dụng với bình cố định
3.2.1.2 Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
b. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3 Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Trường hợp sửa chữa: hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn và thay thế các bộ phận chịu áp lực.
b. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
c. Trường hợp sau khi thiết bị không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ.
Lưu ý: Đối với những bình áp lực rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.
3.3. Kiểm tra bên ngoài,bên trong
Kiểm tra bên ngoài,bên trong theo trình tự các bước sau:
3.3.1. Khi khám xét bên ngoài và bên trong bình áp lực, cần chú ý phát hiện những thiếu sót sau:
- Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành bình áp lực; dấu vết rò rỉ hơi tại các mối hàn, mối tán đinh, mối núc ống.
- Tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận.
- Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn.
- Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt.
- Kiểm tra độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối.
- Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.
3.3.2. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: hệ thống chiếu sáng; sàn, cầu thang, giá treo...; hệ thống tiếp địa, chống sét (nếu có).
3.3.3. Kiểm tra số lượng và tình trạng làm việc của các thiết bị phụ trợ.
3.3.4. Đối với bình làm việc có môi chất độc hại, dễ cháy nổ phải thực hiện biện pháp khử khí trước khi tiến hành công việc kiểm tra, người trực tiếp kiểm tra phải nắm vững quy trình xử lý sự cố thường gặp.
3.3.5.Trường hợp bình có ống chùm,nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thi phải yêu cầu tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra.
Lưu ý: Khi không có khả năng tiến hành khám xét bên trong do đặc điểm kết cấu của bình, cho phép thay thế việc khám xét bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và khám xét những bộ phận có thể khám xét được.
3.5 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (Thử thuỷ lực)
Thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình.
3.5.1. Nếu bình có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và thử thuỷ lực cho từng phần.
3.5.2. Phải có biện pháp khống chế sự tác động của quá trình thử thủy lực đến các thiết bị bảo vệ tự động,đo kiểm và đảm bảo các thiết bị này không bị phá hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không thực hiện được thì cô lập hoặc được tháo ra thử riêng.
3.5.3. Môi chất và nhiệt độ môi chất thử, áp suất thử, thời gian duy trì áp suất theo quy định tại mục 3.11 của TCVN 6156:1996 nếu nhà chế tạo có quy định áp suất thử cao hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.
3.5.4. Trường hợp không có điều kiện thử thủy lực do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả nước; do có lớp lót bên trong ngăn cản việc cho nước vào, cho phép thay thế bằng thử áp lực khí (không khí hay khí trơ) và tiến hành kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác,trong quá trình thử phải áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại 3.16 TCVN 6156:1996
3.5.5. Nạp môi chất thử và tiến hành tăng áp suất từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng thiết bị duy trì áp suất thử trong thời gian 5 phút và nghiêm cấm việc gõ búa.Theo dõi, phát hiện các hiện tượng: biến dạng,nứt... trong quá trình thử thủy lực.
3.5.6. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc định mức, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình khám xét.Sử dụng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.
3.5.7. Đánh giá kết quả thử: Tối thiểu đạt kết quả theo quy định tại mục 3.4.5 TCVN 6154:1996.
3.5.8. Trong trường hợp bình được miễn thử thuỷ lực theo quy định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định và đính kèm các biên bản nghiệm thu thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo,biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).
3.6 Kiểm tra độ kín (Thử kín): Chỉ áp dụng khi công nghệ đòi hỏi hoặc các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ.
3.6.1. Sử dụng môi chất thử là khí trơ hoặc khí nén để nạp đến áp suất làm việc cho phép.
3.6.2. Phát hiện các rò rỉ; đề xuất các biện pháp để cơ sở khắc phục, xử lý và kiểm tra lại.
3.6.3. Đánh giá kết quả thử: Bình được coi là đạt yêu cầu ở bước thử này khi không phát hiện rò rỉ khí.
3.7  Kiểm tra vận hành (Thử vận hành).
3.7.1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để bình có thể vận hành bình thường.
3.7.2. Căn cứ vào quy trình, phối hợp với cơ sở đưa bình vào làm
việc, xem xét tình trạng làm việc của bình và các phụ kiện kèm theo; sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
3.7.3.  Khi bình làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn (Trừ bình chứa môi chất độc hại, dễ cháy nổ) thực hiện niêm chì van an toàn.
Van an toàn có thể hiệu chỉnh và niêm chì không cùng quá trình thử vận hành.
Giá trị hiệu chỉnh van an toàn :
- 0,05 MPa - khi áp suất làm việc cho phép đến 0,3 MPa;
- 15% p - khi áp suất làm việc cho phép trên 0,3 MPa đến 6 MPa;
- 10% p - khi áp suất làm việc cho phép trên 6 MPa.
4. Xử lý kết quả kiểm định
4.1. Lập biên bản kiểm định.
4.1.1. Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định (ban hành kèm theo quy trình này).Khi miễn thử thuỷ lực kèm theo biên bản nêu tại mục 3.5.8 của quy trình này, ghi đầy đủ các nội dung của biên bản. Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.
4.1.2. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bình (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền.
- Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định.
Khi biên bản được thông qua,kiểm định viên,người tham gia chứng kiến kiểm định, chủ cơ sở cùng ký; chủ cơ sở đóng dấu vào biên bản.
4.3. Khi bình đạt được các yêu cầu quy định tại Mục 3 lãnh đạo cơ quan kiểm định cấp phiếu kết quả kiểm định sau khi biên bản kiểm định được công bố tại cơ sở trong thời hạn 5 ngày.
4.4. Khi bình không đạt các yêu cầu quy định tại Mục 3 thì thực hiện các bước 4.1 và 4.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, có nêu rõ lý do bình không đạt yêu cầu kiểm định.
5. Chu kỳ kiểm định
5.1. Khám xét bên ngoài và bên trong: ba năm một lần.
5.2. Khám xét bên ngoài,bên trong và thử thủy lực: sáu năm một lần.
5.3. Kiểm tra vận hành bình : một năm một lần.
5.4. Các xitéc và thùng chứa môi chất ăn mòn kim loại (clo, sulfua, hidro…) thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn hai năm một lần.
5.5.Các xitéc và thùng chứa propan-butan và chứa các môi chất thông dụng thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn bốn năm một lần.
5.6. Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn khám nghiệm ngắn hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.
5.7. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
5.8. Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường:
a. Khi sử dụng lại các bình đã ngừng sử dụng từ 12 tháng trở lên.
b. Khi bình được cải tạo hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới.
c. Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình.
d. Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của bình.
Các nguyên nhân dẫn đến khám nghiệm bất thường phải ghi rõ vào lí lịch của bình.

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN - HỆ THỐNG LẠNH

QUY TRÌNH KIM ĐNH
KỸ THUẬT AN TOÀN - HỆ THỐNG LẠNH
QTKĐ 05 : 2008/BLĐTBXH
(Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008)
1. Phạm vi áp dụng
       Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các hệ thống lạnh được quy định theo Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.
       Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại hệ thống lạnh nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
 2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
       Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
       - TCVN 6153, 6154, 6155 và 6156 :1996 : Bình chịu áp lực– Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử.
       - TCVN 6104: 1996: Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu an toàn
       - TCVN 6008: 1995: Thiết bị áp lực– Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
       - TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết.
3. Các bước kiểm định
       Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau:
1.     Chuẩn bị kiểm định: Mục 3.1
2.     Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
3.     Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.3
4.     Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục 3.4
5.     Kiểm tra độ kín: Mục 3.5
6.     Kiểm tra vận hành: Mục 3.6
       Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu.
3.1 Chuẩn bị kiểm định
3.1.1.Thông báo cho cơ sở kế hoạch và các yêu cầu trước khi đưa hệ thống lạnh vào kiểm định.
3.1.2. Xác định biện pháp an toàn trước khi thực hiện kiểm định. Bố trí kiểm định viên tham gia kiểm định.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá trình kiểm định và phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân.
3.2 Kiểm tra hồ sơ
3.2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét về hồ sơ của hệ thống.
3.2.1.1 Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau:
       a. Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của hệ thống lạnh; bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống, bản vẽ cấu tạo các bộ phận chịu áp lực của hệ thống, các chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu chế tạo,vật liệu hàn.
       b. Hồ sơ lắp đặt, biên bản nghiệm thu lắp đặt.
       c. Các biên bản kiểm tra mối hàn, phiếu kiểm định thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ.
3.2.1.2 Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:
       a. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
       b. Nhật ký vận hành, sổ theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3 Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:
       a. Trường hợp sửa chữa: hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn vá các thiết bị chịu áp lực.
       b. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
       c. Trường hợp sau khi thiết bị không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ.
Lưu ý: Khi kiểm tra, hồ sơ của hệ thống lạnh phải đủ và đúng theo quy định của quy chuẩn, TCVN kỹ thuật quốc gia an toàn hiện hành.Nếu không đảm bảo, yêu cầu cơ sở có biện pháp khắc phục bổ sung.
3.3 Kiểm tra bên ngoài, bên trong
3.3.1.Kiểm tra bên ngoài, bên trong các bình chịu áp lực của hệ thống lạnh tuân thủ theo “Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn”.
3.3.2.Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống và chất lượng lắp đặt đảm bảo các yêu cầu trong thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng.
3.3.3.Trước khi tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong hệ thống, thực hiện việc rút gas đảm bảo thiết bị không còn áp lực dư và nồng độ các chất độc hại, cháy nổ nằm trong phạm vi cho phép.
3.3.4.Kiểm tra phát hiện các vết nứt, rạn, móp, phồng, các chỗ bị gỉ, mòn trên các bộ phận, chi tiết của hệ thống.
3.3.5.Kiểm tra tình trạng làm việc của các phụ kiện, dụng cụ đo lường,kiểm tra số lượng van an toàn và các cơ cấu bảo vệ an toàn của hệ thống phải đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
3.3.6.Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống ống dẫn trong hệ thống.
3.3.7.Kiểm tra các chi tiết bắt xiết bị mòn, lỏng, các mối nối cũng như các bộ phận bảo ôn bị hư hỏng.
3.3.8.Kiểm tra các van khoá, van chặn về số lượng, chủng loại cũng như vị trí lắp đặt theo tiêu chuẩn.
3.3.9.Trường hợp hệ thống lạnh bố trí các cơ cấu bảo vệ khác như đinh chì, đĩa nổ cần xác định tính nguyên vẹn của chúng, khi đã bị thay thế cần kiểm tra thông số hoạt động phải phù hợp theo quy định của tiêu chuẩn.
3.3.10.Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống giải nhiệt.
3.3.11.Trường hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất độc hại hoặc cháy nổ, cần chú ý kiểm tra hệ thống thông gió cho buồng máy và các miệng thoát của van an toàn, đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng.
3.4 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thuỷ lực)
       Phải thử thuỷ lực để xét khả năng chịu áp lực của hệ thống theo trình tự sau:
       - Chuẩn bị thử : Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối với thiết bị cung cấp áp suất thử.
       - Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía hạ áp, thực hiện việc cách ly rồi nâng đến áp suất thử bền phía cao áp.
       - Duy trì suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín.
3.4.1.Xác định áp suất thử: Áp suất thử theo quy định tại mục 3.1.1.1 và 3.1.1.2 của TCVN 6104 -1996.
3.4.2.Phải có biện pháp khống chế sự tác động của thiết bị bảo vệ quá áp và đảm bảo các thiết bị này không bị phá hỏng trong quá trình thử.Trong trư­­ờng hợp không thực hiện đ­ược thì cô lập hoặc được tháo ra thử riêng.
3.4.3.Việc xác định môi chất thử theo quy định của nhà chế tạo và  tiêu chuẩn áp dụng.
3.4.4.Khi không có điều kiện thử bằng nước, chất lỏng khác có thể  sử dụng khí nén, khí trơ để thử với điều kiện đã kiểm tra độ bền của thiết bị bằng tính toán; thực hiện đầy đủ quy định về an toàn đối với phương pháp thử bằng khí.
3.4.5.Kiểm tra áp suất làm việc của các van an toàn gắn trên phần đang thử của hệ thống.Giảm áp suất thử về áp suất làm việc và được duy trì trong suốt quá trình kiểm tra.         
       Tháo bỏ môi chất thử, khôi phục sự làm việc của hệ thống.
3.4.6.Đánh giá kết quả thử: Kết quả thử phải đạt yêu cầu tối thiểu như quy định thử thuỷ lực trong “Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn”. 
3.4.7.Trong trường hợp hệ thống được miễn thử thuỷ lực theo quy định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định và đính kèm các biên bản thử thủy lực của hội đồng kỹ thuật của cơ sở chế tạo, lắp đặt vào biên bản kiểm định.
3.4.8.Trường hợp đặc biệt: Khi trong hệ thống lạnh (chưa đến thời hạn kiểm định) có thay thế một thiết bị chịu áp lực mà thiết bị đó đã được nghiệm thử khả năng chịu áp lực, khi lắp vào hệ thống cho phép miễn thử bền toàn hệ thống nhưng hệ thống phải được thử kín .
3.5 Kiểm tra độ kín (thử kín)
3.5.1.Thử độ kín được thực hiện sau khi hệ thống được lắp ráp lại hoàn chỉnh (do lắp đặt lần đầu hoặc do yêu cầu tách hệ thống ra để thử thủy lực khi kiểm định định kỳ). Có thể thử độ kín theo từng khối của hệ thống và thử lại tại các mối nối.
3.5.2.Áp suất thử kín bằng áp suất làm việc của hệ thống.
3.5.3.Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm.
3.5.4.Thời gian tiến hành thử kín theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc của nhà chế tạo.
3.5.5.Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khả năng rò rì trên đường ống nguyên rất ít xảy ra vì thế nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, nối van trước.Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì có thể kiểm tra trên đường ống.
       - Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối không được xử lý khi áp lực vẫn còn.
       - Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rì mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị.
Lưu ý: Áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày vì vậy cần kiểm tra theo một giờ nhất định trong ngày.
3.5.6.Đánh giá kết quả thử: bước thử kín đạt yêu cầu khi không có hiện tượng rò rỉ và áp suất trong hệ thống không bị giảm.
3.6 Kiểm tra vận hành (thử vận hành)
       - Phải thử khả năng vận hành của hệ thống lạnh theo trình tự sau:
       - Trước khi thử vận hành cần thực hiện việc hút chân không và nạp môi chất lạnh cho hệ thống.
       - Kiểm tra toàn bộ hệ thống đảm bảo cho việc vận hành.
3.6.1.Căn cứ vào quy trình, phối hợp với cơ sở đưa hệ thống vào làm việc.
3.6.2.Kiểm tra áp suất làm việc của van an toàn trên toàn hệ thống lạnh.
3.6.3.Kiểm tra hoạt động của hệ thống đảm bảo các thông số thiết kế.
3.6.4.Kiểm tra thông số tác động của các thiết bị tự động, bảo vệ (trừ van an toàn).
3.6.5.Khi hệ thống làm việc tốt, ổn định thì tiến hành hiệu chình và niêm chì các van an toàn.Áp suất xả của van an toàn theo quy định tại bảng 3 TCVN 6104:1996
3.6.6.Đánh giá kết quả thử.
4. Xử lý kết quả kiểm định
4.1.Lập biên bản kiểm định.
4.1.1.Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định (ban hành kèm theo quy trình này).Khi được miễn thử thuỷ lực, kèm theo biên bản miễn thử thủy lực nêu tại 3.4.7 của quy trình này, ghi đầy đủ các nội dung của biên bản. Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.  4.1.2.Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào hồ sơ lý lịch của hệ thống  (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
4.2.Thông qua biên bản kiểm định
       Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
       - Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền.
       - Người được giao tham gia chứng kiến kiểm định.
       Khi biên bản được thông qua,kiểm định viên,người tham gia chứng kiến kiểm định, chủ cơ sở cùng ký; chủ cơ sở đóng dấu vào biên bản.
4.3.Khi hệ thống đạt được các yêu cầu quy định tại Mục 3, lãnh đạo cơ quan kiểm định cấp phiếu kết quả kiểm định sau khi biên bản kiểm định được công bố tại cơ sở trong thời gian 5 ngày.
4.4.Khi hệ thống không đạt các yêu cầu quy định tại Mục 3 thì  thực hiện các bước 4.1 và 4.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định có nêu rõ lý do hệ thống được kiểm định không đ

QUY TRÌNH VẬN HÀNH & XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI


A - Quy định chung :
                             Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, công nhân vận hành  ngoài việc tuân thủ theo các quy định TCVN , quy trình quy phạm về an toàn sử dụng thiết bị áp lực và nồi hơi hiện hành , còn phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, có giấy phép vận hành nồi hơi và thiết bị phải được qua cơ quan chức năng kiểm tra khám nghiệm , cấp phép sử dụng .

B - Quy trình vận hành nồi hơi như sau :
Bước 1 : Chuẩn bị
a- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, nước, dầu, gaz.
b- Kiểm tra mức dầu trong bồn nhiên liệu.
c- Kiểm tra mức nước trong bồn nước và chất lượng nước.
d- Mở các van của đường hút và cấp dầu, van trên đường hút và cấp nước, van gaz mồi.
e- Kiểm tra mực nước trong nồi hơi, các hệ thống đo lượng, chỉ thị, vệ sinh tế bào quang điện, cửa quan sát.
f- Kiểm tra các hệ thống an toàn của nồi hơi.
g- Mở áptômát từ vị trí (OFF) sang vị trí (ON) cấp điện nguồn .

Bước 2 : Vận hành bơm nước
a- Bơm nước cấp của nồi hơi làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị, bơm nước ngừng hoạt động khi mực nước trong nồi hơi vừa đủ ( theo quy định ).
b- Việc chạy bơm nước bằng tay được thực hiện trong các trường hợp :
- Thay nước khi cần làm vệ sinh nồi hơi.
- Cấp nước nhanh khi hệ thống cấp nước tự động bị hư hỏng.
Công nhân vận hành cần theo dõi tín hiệu báo sự cố và hệ thống chỉ thị mực nước để vận hành bơm nước dự phòng khi cần thiết.
Bước 3 : Vận hành bơm dầu cấp dầu cho bồn trung gian
a- Bơm dầu chính đặt ở phía đầu bồn chính, làm việc theo chế độ tự động, điều khiển bằng phao báo nước đặt tại bồn dầu trung gian.
b- Việc chạy bơm bằng tay, chỉ thực hiện khi hệ thống bơm tự động bị hư hỏng, công nhân vận hành cần theo dõi mức dầu của bồn trung gian để tránh xảy ra trường hợp thiếu dầu hoặc đầy tràn dầu.
Bước 4 : Vận hành bơm dầu trung gian
a- Mở công tắc hâm dầu để bộ  hâm dầu hoạt động.
b- Khi nhiệt độ dầu tại phía gần bộ hâm đạt 60oC, cho bơm dầu trung gian hoạt động mục đích làm cho dầu trong đường ống nội bộ được hâm nóng đồng đều.
c- Bộ hâm dầu sẽ ngừng hoạt động nếu nhiệt độ dầu trong bồn trung gian đạt nhiệt độ đặt trước (có thể điều chỉnh nhiệt độ này). Nhiệt độ đặt của bộ hâm trung gian thường khoảng 60 - 70oC.
Bước 5 : Khởi động
1- Mở công tắc chính (Áptômát) từ vị trí (OFF) sang vị trí (ON), đèn báo nguồn bật sáng, các tín  hiệu sự cố báo cho công nhân vận hành biết để xử lý. Lúc này:
+ Nếu nước trong nồi hơi thấp, đèn báo cạn nước sáng, còi kêu.
2- Xử lý các sự cố ban đầu bằng cách :
+ Bật công tắc (. . . . . . . . . .) bơm nước sang vị trí chạy tay, bơm nước sẽ hoạt động cung cấp đủ nước cho nồi hơi, khi nước đạt yêu cầu đèn (O) sẽ tắt.
+ Bật công tắc (. . . . . . . . . .)  của bộ hâm dầu về vị trí tắt, đồng thời cho bơm dầu trung gian chạy ở chế độ chạy tay để trộn dầu có nhiệt độ dầu cao lẫn với dầu nguội.
+ Chú ý : Tắt còi bằng công tắc (. . . . . . . . . . . . . . .)
3- Khởi động :
+  Khi các đèn báo sự cố tắt hết, nồi hơi sẵn sàng hoạt động ở chế độ đốt tự động
+  Mở công tắc của bơm nước, hệ thống đốt , cấp liệu về vị trí chạy tự động.
  + Khi thây hơi nước thoát nhẹra ở van xả khí , khoá chặt van lại tiếp tục vận hành nồi đến áp suất quy định.
Þ Chuyển chế độ đốt :
* Khi áp suất gần đạt định mức, nồi hơi chuyển sang chế độ đốt nhỏ, đèn báo cháy (0) chế độ 2 tắt.
* Khi áp suất vượt quá định mức, nồi hơi ngưng hoạt động, đèn báo cháy (O) chế độ 1 tắt. Khi đó áp suất hơi đạt giá trị lý thuyết (đạt định mức), đèn báo ngưng áp suất (0) sáng.
* Khi bên sử dụng hơi không tăng giảm đột ngột (do bên sử dụng đều đặn) chế độ đốt của nồi hơi có thể ổn định ở chế độ 1 hoặc ở chế độ 2.
a) Trong quá trình nồi hơi hoạt động :
  Công nhân vận hành thường xuyên theo dõi tín hiệu báo hiệu trong bảng báo sự cố để xử lý  kịp thời. Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bộ phận sau
-  Bộ phận chỉ mực nước
-  Bộ phận cung cấp liệu
-  Các thiết bị đo lường.
-  Các thiết bị an toàn..
b) Cung cấp hơi cho các phân xưởng sử dụng :
-  Kiểm tra các van trên đường cấp hơi nhánh.
-  Mở van cấp hơi theo yêu cầu sử dụng.
Chú ý : Mở nhẹ van hơi chính từ từ để ống dãn nở nhiệt đều và đuổi nước ngưng trong đường ống tránh hiện tượng va đập thủy lực ( và dãn nở kim loại ống dẫn đột ngột ).
               Kiểm tra mức nước tại ống thủy đảm bảo luôn ở mực nước trung bình trong quá trình mở van cấp hơi cho các nơi tiêu thụ .
Bước 6 : Ngừng hoạt động
1. Xoay công tắc chính từ vị trí (ON) sang vị trí (OFF hay về 0 ).
2. Tắt hệ thống cấp trấu, đóng các van trên đường hút và đẩy.
3. Tắt bơm nước trung gian (nếu có), đóng các van trên đường hút và đẩy.
4. Tắt quạt gió cung cấp cho các cyclone và buồng đốt .
5. Cắt cầu dao điện (hoặc áp tô mát) ngưng cung cấp điện cho tủ điều khiển.
6. Kiểm tra lại toàn bộ, vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành.
7. Làm các thủ tục bàn giao ca tại chỗ ( theo quy định ).
* Nếu nghỉ sản xuất phải giảm áp suất hơi trong nồi hơi về 0, bằng cách xả đáy kết hợp với bơm nước ( tránh bơm nước lạnh quá nhiều để làm nồi nhanh nguội ).
* Khi ngưng nồi dài hạn , phải có kế bảo dưỡng, vệ sinh và biện pháp phòng mòn trong ,ngoài nồi
QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI

                                              _______¯˜_______


Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đối với nồi hơi đốt bả trấu ngoài việc xử lý các sự cố thông thường như các loại nồi hơi khác, người thợ vận hành cần nắm chắc cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi hơi để kịp thời xử lý những sự cố khác đặc trưng cho nồi hơi đốt dầu FO.
Sau đây là một số sự cố thường xảy ra trong quá trình nồi hơi hoạt động, nguyên nhân và cách xử lý :
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đối với nồi hơi đốt dầu FO ngoài việc xử lý các sự cố thông thường như các loại nồi hơi khác, người thợ vận hành cần nắm chắc cấu
tạo, nguyên lý hoạt động của nồi hơi để kịp thời xử lý những sự cố khác đặc trưng cho nồi hơi đốt dầu FO.
Sau đây là một số sự cố thường xảy ra trong quá trình nồi hơi hoạt động, nguyên nhân và cách xử lý

1. Cạn nước nghiêm trọng :
          a/ Hiện tượng :
*  Ống thủy sáng không còn nước mà chỉ còn một màu sáng óng ánh khi quan sát.
*  Mở van thấp nhất của ống thủy tối không có nước chảy ra mà chỉ có hơi phụt ra.
*  Áp suất tăng nhanh, van an toàn tác động liên tục.
*  Toàn bộ nồi hơi nóng hơn mức bình thường.
          b/ Nguyên nhân :
*  Công nhân vận hành không theo dõi ống thủy để cấp nước thêm kịp thời.
*  Van xả đáy không kín.
*  Bơm cấp nước  hỏng, bơm vẫn chạy nhưng nước không vào được nồi hơi.
*  Hệ thống ống cấp nước bị tắc hoặc bồn chứa nước trung gian không đủ nước, bơm không có tác dụng.
          c/ Cách xử lý :
                   * Tiến hành  thông rửa ống thủy.
                   * Nếu thấy nước lấp ló chân ống thủy, sang thì nồi hơi chưa cạn nước tới mức nghiêm trọng.
  Trường hợp này tiến hành cấp nước bổ sung phân đoạn kết hợp với việc xả đáy phân đoạn, đồng thời giảm cường độ đốt bằng cách giảm lượng dầu cung cấp cho béc đốt hoặc tắt hẳn béc đốt. Khi mực nước trở lại vị trí trung gian của ống thủy sáng, cho nồi hơi trở lại hoạt động.
                   * Khi tiến hành thông rửa ống thủy mà không thấy nước trong ống thủy, mở nhanh van thấp nhất của ống thủy tối cũng chỉ thấy hơi phụt ra thì nồi hơi bị cạn nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này cấm tuyệt đối cấp nước bổ sung, công nhân vận hành cần nhanh chóng thao tác ngừng máy sự cố như sau :
                             + Đóng lá hướng khói, Tắt quạt gió .
                             + Tắt béc đốt, ngừng cung cấp dầu cho béc đốt.
                             + Đóng van hơi chính .
                             + Đóng tất cả các cửa tránh không khí lạnh lọt vào buồng tối.
                     Sau khi ngừng lò có sự cố, cần để thời gian cho nồi hơi nguội từ từ. Khi áp suất giảm dưới mức làm việc bình thường, cần kiểm tra các bộ phận liên quan, đặc biệt các bề mặt tiếp nhiệt, sau đó tiến hành xử lý như trường hợp trên.
      * Khi xác định van xả đáy không kín, nước chảy mạnh qua đường xả đáy hoặc van một chiều  không kín, đường cấp nước (từ bơm tới nồi hơi) nóng quá mức bình thường, phải tiến hành ngừng hoạt động. Xử lý giống trường hợp cạn nước nghiêm trọng. 
2. Đầy nước quá mức
          a- Hiện tượng :
                   *  Nước ngập ống thủy và nghe thấy tiếng va dập thủy lực bên trong nồi hơi.
                   * Áp suất hơi giảm, hơi nước cấp bên tiêu thụ lẫn nhiều nước ngưng.
          b- Nguyên nhân :
                   *  Khi tiến hành cấp nước bổ sung nước cho nồi hơi, công nhân không quan sát ống thủy sáng để ngưng bơm kịp thời.
* Cường độ đốt cao, bên sử dụng ít hoặc ngưng sử dụng hơi. Trong trường hợp này mức nước trung bình của ống thủy có thể vượt quá mức cho phép cao nhất.
          c- Cách xử lý :
                   * Thông rửa ống thủy, giảm bớt cường độ đốt, xả đáy để mức nước trở lại bình thường.
                   * Xả nước trên đường cấp hơi, sau đó cho nồi hơi hoạt động trở lại.
3- Ống thủy báo mực nước giả tạo :
          a- Hiện tượng :
                   * Mực nước trong ống thủy đứng yên, không giao động lên xuống.
                   * Hai ống thủy sáng báo hai mức nước khác nhau.

          b- Nguyên nhân :
                   * Trong các ca vận hành, công nhân không thực hiện thông rửa ống thủy.
* Ống thủy bị tắc sau khi thông rửa.
          c- Cách xử lý :
* Tiến hành thông rửa ống thủy, sau khi thông, mức nước trong ống thủy phải dao động. Căn cứ vào mức nước này, ta biết nồi hơi đang trong tình trạng nào để xử lý tiếp, theo từng trường hợp cụ thể .
          d- Đặc biệt chú ý :
          *  Mỗi ca vận hành cần thông rửa ống thủy đầu ca và giữa ca như quy định trong quy trình vận hành.
          *  Mực nước giả tạo trong ống thủy nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các sự cố đầy nước quá mức hoặc cạn nước nghiêm trọng, nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến hậu quả vỡ nồi hơi.
4- Áp suất tăng quá mức cho phép :
          a- Hiện tượng :
                   - Van an toàn tác động liên tục, đồng hồ áp lực chỉ trị số cao hơn áp suất làm việc bình thường.
          b- Nguyên nhân :
                   - Nơi tiêu thụ hơi ngừng việc lấy hơi mà không báo cho bên cung cấp biết.
           - Van an toàn không tác động hoặc tác động không kịp thời, tác động không hết công suất do kẹt.
                   - Cường độ đốt tăng quá mức bình thường.
           - Bên tiêu thụ ngừng việc lấy hơi, trong khi bên cung cấp vẫn hoạt động.
          c- Cách xử lý :
                   - Giảm cường độ đốt, đóng lá hướng khói.
                   - Mở van xả khí hoặc mở cưỡng chế van an toàn (kéo van an toàn bằng tay)
-         Xả đáy gián đoạn kết hợp với cấp nước bổ sung.
5- Phồng, nổ ống của phần trao đổi nhiệt (ống lửa , ống nước , ống sinh hơi , ống lò v.v.):
          a- Hiện tượng :
                   - Nhìn qua cửa kiểm tra vào buồng đốt thấy bộ phận của diện tích tiếp nhiệt bị phồng.
                   - Hoặc nghe thấy tiếng nổ ống sinh hơi ( ống lò, ống lữa ) bên trong lò, hơi nước thoát ra ống khói, áp suất tụt nhanh.
          b- Nguyên nhân :
                   - Trong các đợt định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng,  không làm vệ sinh sạch cáu cặn, bẩn trên bề mặt kimloại của phần bị đốt nóng.
                   - Không phát hiện được các chỗ yếu cục bộ do ăn mòn để xử lý trước.
                   - Chất lượng nước cấp không bảo đảm.
                   - Nồi hơi trong tình trạng cạn nước nghiêm trọng.
          c- Cách xử lý :
                   - Tiến hành thao tác ngừng lò sự cố bằng cách :
                             + Tắt béc đốt.
                             + Tắt quạt gió
                             + Đóng lá hướng khói
- Khi nồi hơi có chỗ phồng thì nhanh chóng hạ áp suất bằng cách mở van xả khí và cưỡng chế  mở van an toàn.           
                   - Để nguội nồi, tiến hành kiểm tra và sửa chữa chỗ phồng.
6- Nổ vỡ ống thủy sáng
          a- Hiện tượng :
                   - Nghe tiếng nổ vỡ ống thủy tinh, nước và hơi bốc ra mù mịt .
          b- Nguyên nhân :
                   - Lắp ống thủy tinh đồng tâm nên ống thủy tinh bị nứt tế vi.
                   - Do nước lạnh bắn vào hoặc do vật cứng va vào.
          c- Cách xử lý :
                   - Đóng các đường hơi và đường nước để thay ống thủy tinh mới.
                   - Không có ống thủy tinh dự trữ thì  ngừng hoạt động của nồi hơi.
7- Áp kế bị hỏng hoặc không chính xác :
          a- Hiện tượng :
                   - Mặt kính bị vỡ.
      - Khi kiểm tra áp kế, lúc ngắt kim không trở về vị trí số 0 mà lệch với vị trí “0” trị
                     số lớn hơn ½ trị số cho phép.
                   - Hơi và nước tràn đầy mặt kính.
          b- Nguyên nhân :
                   - Không kiểm định đồng hồ hằng năm.
                   - Do tác dụng của ngoại lực.
          c- Cách xử lý :
                   - Trong trường hợp mặt kính vỡ, nhưng áp kế vẫn hoạt động tốt cho phép làm việc đến hết ca.
                   - Các trường hợp khác phải thay áp kế mới.
8- Van an toàn hỏng
          a- Hiện tượng :
                   - Đóng không kín khi áp suất chưa cao quá mức cho phép.
                   - Vượt quá áp suất cho phép mà vẫn không làm việc.
          b- Nguyên nhân :
          - Bề mặt tiếp xúc của van bị mòn không đều, bị vênh.
          - Kẹt cứng lò xo hoặc các bộ phận cơ khí.
          c- Cách xử lý :
- Phải ngừng hoạt động của lò để thay thế hoặc sửa chữa xong việc phải báo cho Thanh Tra ATLĐ kiểm tra và kẹp chì lại. 
- Trường hợp van an toàn không đóng kín và lượng hơi thoát ra không nhiều, cho phép vận hành đến hết ca, sao đó ngừng lò để sửa chữa. Trường hợp sụt lỡ nhiều phải ngừng ngay lại, chờ nguội và sửa chữa kịp thời.
9- Sụp lở tường lò hộp lửa, hộp khói
- Nếu sụt cục bộ có thể vận hành hết ca sau đó ngừng lò sửa chữa. Trường hợp sụt lở nhiều phải ngừng lò ngay lại, chờ lò nguội và sửa chữa kịp thời.
10- Chảy đinh chì ở Balông ( hay đỉnh trên của ống lò nếu có)
- Đinh chì có tác dụng bảo hiểm cho Balông (hay của ống lò) trong trường hợp cạn nước nghiêm trọng, trong trường hợp người công nhân vận hành.
- Đối với nồi hơi có đinh chì bảo hiểm, việc chảy đinh chì là sự cố hết sức nghiêm trọng, làm giảm tuổi bền đáng kể của thiết bị. Trong trường hợp này phải báo cho
- Thanh Tra ATLĐ đến lập biên bản, tổ chức điều tra sự cố, kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, tiến
   hành bảo dưỡng, sửa chữa mới được phép vận hành lại.
11- Cường độ đốt giảm
          a- Nguyên nhân :
                   - Thiếu gió cung cấp cho sự cháy.
                   - Nghẹt đường thoát khói.
          b- Cách xử lý :
                   - Cấp thêm không khí cho buồng đốt.
                   - Tăng lưu lượng hút khói.
                   - Điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu đốt cho phù hợp.
12- Lưỡi lửa ngắn, có hiện tượng quạt trở lại (dội lửa)
          a- Nguyên nhân :
                   - Lượng hút không đảm bảo hoặc quạt hút khói không hoạt động.
                   - Hệ thống đường ống hút bị tắc.
          b- Cách xử lý :
                   - Điều chỉnh lưu lượng hút cho phù hợp.   
                   - Làm vệ sinh nếu đường hút bị tắc.
13- Nhiệt độ nước cấp cao
          a- Nguyên nhân :
                   - Do sử dụng nước thu hồi t= 70 + 80oC, nên khi đưa qua bộ phận hâm, nước có thể nóng quá mức cho phép.
                   - Trong thời gian dài không cấp thêm nước cho nồi hơi.

          b- Cách xử lý :
          - Điều chỉnh lưu lượng không khí nóng qua bộ hãm bằng cách mở to đường thoát khói trực tiếp.
                   - Cho nước trong bộ hâm hồi lưu trở lại bồn chứa trung gian.


14- Đường thoát khói nghẹt :
                   - Vệ sinh định kỳ hâm nước, ống lửa, buồng lửa, buồng khói, đường thoát khói.
- Trong trường hợp bị tắc nghẹt, phải ngừng lò và làm vệ sinh.
CHÚ Ý

          1- Mọi sự  cố xảy ra và cách xử lý sự cố phải ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca, báo cho cán bộ quản lý nhà lò, quản đốc phân xưởng. Nhà máy phải lập đoàn thanh tra xác định nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục
2- Các sự cố có ảnh hưởng tới độ bền của nồi hơi phải ghi vào lý lịch nồi hơi : nguyên nhân, cách xử lý, sau đó tiến hành kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, có sự chứng kiến của thanh tra ATLĐ.
3- Đối với các sự cố gây tai nạn lao động, làm chết người và hư hỏng tài sản, phải tiến hành các
    bước theo đúng quy định tại Chương XV - Quy phạm QPVN 23 - 81 về an toàn lao động đối với thiết bị chịu  áp lực và nồi hơi do Nhà nước ban hành.